Thursday, November 26, 2015

Việt Sử Tôi Đâu?

 

Tại sao bây giờ người ta lại muốn bỏ môn Lịch Sử? Làm sao mà học sinh thời nay lại chán học Sử như thế? Nhất là Sử Việt Nam, lịch sử hình thành của cả một dân tộc anh hùng bất khuất? Sao có chuyện lạ lùng như vậy?


Ngày xưa tôi nhớ học trò chúng tôi rất thích môn Sử, gọi là Sử Ký hay Việt Sử hay Việt-Nam Tranh-Đấu Sử vì lịch sử Việt Nam gồm nhiều giai đoạn tranh đấu chống ngoại xâm kể từ thời lập quốc cho đến cận đại. Không những thích mà chúng tôi còn trân trọng và hào hứng khi học nữa. Mở quyển sách Việt Sử ra là tâm trí chúng tôi hoà nhịp say mê lôi cuốn ngay vào những trang sách, những dòng chữ mang đầy hình ảnh oai hùng, quật cường, bất khuất của tiền nhân trải dài suốt bốn ngàn năm chống ngoại xâm, mở mang bờ cõi, xây dựng đất nước. Chúng tôi mong mau đến giờ Sử để được nghe thầy giảng bài, kể chuyện về lịch sử dân tộc qua các triều đại, kể cả chính sử lẫn dã sử và những giai thoại bên lề.


Lời giảng của các thầy dạy môn Việt Sử đều rất hùng hồn, sống động. Tôi nhớ được học một vị thầy như vậy khi ở lớp Nhất tiểu học mà vì lâu quá đã quên mất tên của thầy. Khi thầy giảng bài Việt Sử, giọng thầy trở nên truyền cảm, lôi cuốn, thao thao bất tuyệt như nhập thần. Có lúc giọng thầy hào hùng sống động như có tiếng trống dồn, tiếng hò reo của tướng sĩ ba quân trong những chiến công hiển hách của các vị danh tướng, những bậc anh quân như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Vua Quang Trung Nguyễn Huệ... Có lúc lời thầy đanh thép như quan toà nghiêm khắc, truy hạch tội ác của giặc Hán, giặc Nguyên, giặc Minh, giặc Thanh đã hành hạ đày đọa dân Việt như thế nào, và tội "cõng rắn cắn gà nhà" quỵ luỵ cầu xin kẻ thù truyền kiếp đem quân sang dày xéo nước nhà chỉ vì lợi ích cá nhân của một số vua quan cuối đời Hậu Lê ra làm sao. Có lúc giọng thầy lại trầm buồn, bi tráng khi kể về sự hy sinh cao cả của những anh hùng như Hoàng Hoa Thám, Phạm Hồng Thái, hoặc như Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí vì chống lại thực dân Pháp, mong giành độc lập cho đất nước mà bị lên máy chém. Lời thầy lúc đọc bài thơ "Ngày Tang Yên Bái" của Đằng Phương trong đó có những câu:


"Vit Nam muôn năm!", mt đầu rơi rng
"Vit Nam muôn năm!", người khác tiến lên
Và t thn kính cn đứng ghi tên
Nhng lit sĩ vào bia người tun quc


như vẫn còn văng vẳng bên tai. 


Nghe lời giảng một cách say mê và nhìn ánh mắt thầy khi long lanh ngời sáng, khi u ẩn xót xa cảm xúc theo từng diễn tiến của sử tích hay bài giảng bọn học trò chúng tôi như bị thôi miên, như đang được trở về quá khứ, hòa nhập vào cuộc sống oanh liệt của tiền nhân. Từ đó tình cảm yêu tổ quốc, yêu quê hương, yêu giống nòi, tôn kính tiền nhân, ngưỡng mộ, noi gương những bậc anh hùng trung trinh tiết liệt, hy sinh tranh đấu chống giặc ngoại xâm cứu nước cứu dân đã tự nhiên sinh sôi nảy nở, thấm nhuần vào tim óc, vào máu huyết mà đâu cần phải có ai áp đặt hay nhồi nhét một cách khô khan gượng ép.


Bây gi vin c môn Vit S là tha hay ti vì hc sinh chán không mun hc nên người ta đem chia ct ra, nhét vào các môn hc khác mi môn mt ít gi là "tích hp". Tôi chng cn biết tích hp là cái gì? Ch vi nghĩa nghe cm tai lm. Ch biết làm vy là đã giết môn Vit S, cũng có nghĩa là tài liu, sách S s không còn, và s càng không còn nhng v thy dy môn S na.


Nếu không còn thầy dạy Việt Sử thì ai sẽ là người truyền cho các em học sinh những kiến thức về lịch sử Việt Nam, về niềm tự hào dân tộc, về những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại bang xâm lược của cha ông? 


Ai dám bảo đảm là những mảng lịch sử vá víu được cắt ra từ môn Lịch Sử Việt Nam chân chính đem "tích" với đem "hợp" vào mấy cái môn học khác - vốn đã mang nặng tính đảng và tính nhồi sọ - sẽ không bị sửa đổi, bóp méo hay bị tô "hồng" cố ý và có sẽ giúp học sinh ham thích học, thầy giáo giảng bài được hào hứng hơn không? Cũng vậy, ai dám đoan quyết là với cách loại bỏ môn Lịch Sử như thế, những thế hệ mai sau sẽ vẫn ngoan cường, kiên quyết bảo vệ tổ quốc, dân tộc, xây dựng đất nước độc lập tự chủ, chống lại kẻ thù bành trướng như tiền nhân chúng ta đã làm?


Môn Việt Sử, như một di sản rường cột tinh thần, một cẩm nang trân quý được đúc kết bằng mồ hôi, xương máu, công lao trời biển từ bao nhiêu đời của tổ tiên, cha ông để lại cho con cháu mà gìn giữ, học tập và phát huy. Thế mà người ta đã không trân trọng bảo tồn, quảng bá lại còn muốn triệt tiêu, hủy bỏ. Có phải họ muốn những thế hệ con cháu chúng ta sau này không còn nhớ gì đến cội nguồn của nòi giống, không phân biệt được đâu là chính đâu là tà, không nhận ra ai là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc luôn muốn nuốt gọn đất nước này?


Tôi chợt nhớ đến bài hát "Việt Nam Tôi Đâu?" của nhạc sĩ Việt Khang với những lời ca đầy xúc động:


Gi đây
Vit nam còn hay đã mt
Mà gic Tàu, ngang tàng trên quê hương ta
Hoàng Trường Sa đã bao người dân vô ti
Chết ngm ngùi vì tay súng gic Tàu


Mượn ý tựa đề của bài hát, tôi chỉ xin bắt chước để đặt câu hỏi tới những kẻ đang âm mưu xoá bỏ môn Lịch Sử là: "Vit S tôi đâu?". 


Các người hãy ngưng ngay mọi ý đồ, mọi hành động mờ ám loại bỏ môn Lịch Sử Việt Nam ra khỏi chương trình học của các em học sinh. Hãy cải tà quy chánh trước khi quá muộn.


Tôi cũng chợt nhớ có ai đó nói câu: "Nếu anh bắn vào quá khứ bằng một khẩu súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng một cỗ đại bác". Tôi chỉ muốn sửa lại chút xíu trong trường hợp này là: "Nếu các anh bn vào Vit S bng mt khu súng lc thì tương lai s bn vào các anh bng 90 triu c đại bác!".


Quang Dương

Wednesday, November 18, 2015

Đêm Paris Bàng Hoàng Không Ngủ


Paris bị khủng bố nặng nề. Chúng ta đều xót xa cho những người xấu số và lên án bọn khủng bố, cả khủng bố của CS lẫn của ISIS. Xin gửi các Bạn bài thơ ghi lại những cảm nghĩ

Nhiều nhiều quá xác người không đếm xuể
Chiến trường ư? Không, kinh đô hoa lệ
Rầm rập tiếng chân, còi h ầm vang
Chiến tranh ư? Không, thành phố vốn bình an

Vâng, ở nơi xứ sở vốn bình an
Đầy ánh sáng, tình yêu và bác ái
Không còn nữa sau một đêm quằn quại
Tiếng rên la, tiếng than khóc ngập trời

Lại một lần nước Pháp lệ tràn rơi
Đêm Paris, đêm bàng hoàng không ngủ
Đêm Mười Ba, Thứ Sáu, đêm tử thần
Thây ngã chất chồng, máu ngập toàn thân

Ôi! Tội quá bao nhiêu người xấu số
Uổng mạng oan khiên vì những kẻ đui mù
Giết hại điên cuồng là lý tưởng sao ư?
Bom tự sát liệu có mau siêu thoát?

Hận thù nào mà cuồng si đến vậy?
Hỏi có còn nhân tính gì không?
Học ở đâu hành vi man rợ?
Người hay ma, ác quỷ, hung thần?

Thế giới này hết là nơi an lạc
Thảm họa luôn luôn rình rập đợi chờ
Bom nổ trên trời, đạn cời mặt đất
Sáng vừa nói cười, chiều chết như mơ

Làm sao để sống an hòa được nhỉ?
Tranh chấp đất đai? Đố kỵ niềm tin?
Giáo chủ nào mà dạy điều hiếu sát?
Tôn giáo chi cổ võ những ma quyền?

Chỉ xót thương những người dân vô tội
Xin nguyện cầu cho bao thác hồn oan
Sớm siêu thăng về cõi trời an lạc
Xa thật xa nơi khủng bố kinh hoàng

Quang Dương (11-2015)

Friday, November 13, 2015

Lẩm Cẩm

Mới ngày nào làm cháu
Bây giờ đã làm ông
Tay bồng tay bế cháu
Nhớ mình ngày xưa không?

Liệu má mình có phính?
Môi mình có hồng quân?
Mắt bồ câu hai mí?
Mũi dọc dừa xinh xinh?

Chắc chẳng được thế đâu
Ảnh cũ tuy nhạt màu
Vẫn nhận ra thằng bé
Rốn lồi mắt ốc trâu

Làm thế nào bì được
Với cháu cưng thời nay
Rõ một trời một vực
Văn minh vó ngựa bay

Duy có cái khóc nhè
Điệp khúc cứ oe oe
Đời nào thì cũng thế
Vẳng tiếng ru đêm hè

Thời gian nhanh thật nhỉ
Mới trẻ thôi đã già
Cháu con xưa chẳng có
Tự nhiên giờ đùn ra

Lão rồi hay lẩm cẩm
Lắm lúc bật buồn cười
Nhưng được cái thương trẻ
Thích bồng bế đùa chơi

Muốn trở lại ngày xưa
Làm em bé ngây thơ
Được nâng niu chiều chuộng
Như cháu cưng bây giờ

Quang Dương

Monday, November 2, 2015

Bóng Chiều Trôi

Thời gian bây giờ nhanh hơn ngày xưa
Mới sáng đây thôi mà đã quá trưa
Ngoảnh đi ngoảnh lại một chập bỗng tối
Tất bật ai ai thảy đều cũng vội

Một ngày chớp mắt vụt thoáng qua đi
Bấm tay tự hỏi làm được những gì?
Làm được kha khá hay được tí tí?
Nói ra mắc cỡ chẳng làm được chi!

Việc to, việc lớn đâu còn dám nghĩ tới
Việc vừa, việc nhỡ chưa đụng đến mà đã muốn dội
Việc nho, việc nhỏ hẹn lần hẹn lữa nhiều lần làm vẫn chẳng xong
Chỉ việc tầm thường vô ích thì cứ làm đi làm lại mãi đến thuộc lòng

Nấu nướng chợ búa quay vòng đảo điên
Vệ sinh tắm giặt lôi thôi phát phiền
Ốm đau bệnh tật nay thuốc mai khám
Mất hết thì giờ lãng nhách vô duyên

Mà không thế thì tưởng còn làm được chi?
Cái thân bệu nhệch thở được đã là quý
Lóng nga lóng ngóng chạm gì cũng chậm
Đã không biết tội còn bày đặt thơ với thẩn!

Thơ nặn một câu mất hết một ngày
Loay hoay sửa lại mất thêm ba ngày
Bẵng đi một tuần quăng đâu chẳng biết
Tình cờ đọc được lắc đầu quẳng viết

Lọ mọ ra vườn chân tay quờ quạng
Đá đụng đất chai cành gai ngại ngán
Cúi xuống nhỏm lên gân cốt cự rêm
Hái đỡ trái cam bàn thờ cúng tạm

Buồn khơi nỗi nhớ thắp hương vợ hiền
Khăng khít bao ngày giờ đã quy tiên
Bỏ mình đơn độc cõi đời ô trọc
Ý nguyện tâm thành mơ phút đoàn viên


  Quang Dương (vào Thu 2015)

Chiều Tĩnh Lặng

Chiều xuống
Cơm ăn rồi
Người tắm rồi
Thuốc uống rồi
Lau chùi dọn dẹp xong rồi
Nắng còn chút le lói
Nhạt màu phơn phớt ráng trời
Không khí trong lành mát mẻ

Cây lặng yên
Lá lặng yên
Vật lặng yên
Người cũng lặng yên
Tĩnh tại
Cả thân, tâm và ý
Cả bệnh và tật
Yên vị hài hoà
Dĩ vãng, hiện tại, tương lai
Tan loãng cả

Thời gian xám dần
Rất nhẹ và chậm
Gần như ngừng lại
Và cũng mong như thế
Tất cả hãy ngừng lại
Đừng biến chuyển gì nữa
Cho cảm giác yên bình
Cảm giác trả xong nợ
Trở thành vĩnh cửu

Chẳng vướng bận gì nữa
Không còn vọng tâm
Không còn suy nghĩ
Nhẹ thân mình
Cứ thế này
Xong một ngày
Xong một đời
Thế cũng hay

Quang Dương